Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Tức ngực, khó thở, coi chừng u ở tim!


Thỉnh thoảng có những cơn nặng ngực, hụt hơi, bà Duyên, 45 tuổi, ở Hà Nam, cứ nghĩ do làm việc quá sức. Gần đây, bà thấy khó thở, ngất khi thay đổi tư thế, bác sĩ phát hiện một khối u nhày trong tim.
Hai tháng trước, bà Duyên ngất, sau đó lại mệt, khó thở. Bác sĩ gần nhà cho rằng bà bị suy nhược cơ thể, chỉ cần bồi bổ sẽ khỏi. Thế nhưng, càng về sau những biểu hiện này càng nặng, thậm chí một vài lần bà ngất lịm đi khi nằm xuống.
 
"Không gắng gượng được nữa tôi mới đến bệnh viện. Lúc bác sĩ bảo tôi bị u ở tim, tôi còn không tin, nhưng dù sao vẫn còn may đó là khối u lành tính, không phải ung thư", bà Duyên thở phào nói.
 
Thạc sĩ Ngô Chí Hiếu, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, bà Duyên có một khối u lớn trong tim, kích thước khoảng 5 cm. Bệnh nhân bị ngất khi thay đổi tư thế nằm là do u di chuyển, chèn vào van 2 lá.
 
Bệnh viện từng phẫu thuật cho một bệnh nhân nữ, 54 tuổi, ở Nam Định, có khối u to như quả cam (hơn 7 cm), chiếm toàn buồng nhĩ trái. Bệnh nhân được chuyển đến viện trong tình trạng cấp cứu, sốt cao, khó thở, ho, phù toàn thân và ngất khi thay đổi tư thế...
Theo thạc sĩ Hiếu, u ở tim có hai dạng: nguyên phát, khối u tại tim; và thứ phát - u di căn từ chỗ khác đến do ung thư dạ dày, phổi, vú, trung thất... theo đường máu, bạch huyết. Khối u có thể xuất hiện ở cơ tim, lớp màng lót bên trong tim hoặc ở lớp màng bao bọc ngoài tim, hay gặp nhất là u nhày.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nữ bị nhiều hơn nam. 70% khối u là lành tính, bệnh do u chiếm thể tích trong tim gây nên. Còn lại là u ác tính, phần lớn xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên dù là u lành tính vẫn gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh vì nguy cơ khối u di chuyển, dễ gây cản trở dòng máu chảy trong tim, hình thành cục máu đông làm bệnh nhân ngất đột ngột hoặc đột quỵ. Ở những bệnh nhân có khối u lớn, cuống bị đứt bắn đi gây tắc mạch rất nguy hiểm.
"Bệnh nguy hiểm ở chỗ diễn biến âm thầm, triệu chứng ban đầu chỉ là các cơn tức ngực nên người bệnh dễ bỏ qua. Ngay cả khi bệnh phát triển ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh thấy khó thở, ngất... vẫn có trường hợp bị chẩn đoán nhầm với động kinh, hở van hai lá hoặc các bệnh lý của phổi", bác sĩ Hiếu nói.
Các bác sĩ cảnh báo, u ở tim không có biện pháp dự phòng. Khi bị bệnh, người bệnh thường thấy đau ngực, đánh trống ngực, sốt, sút cân, khó thở, mệt mỏi… Một số trường hợp không có triệu chứng và chỉ được xác định khi tiến hành điện tâm đồ, hoặc tình cờ phát hiện do khám sức khỏe định kỳ.
Vì vậy, khi gặp các triệu chứng trên, đặc biệt là hiện tượng ngất khi thay đổi tư thế, nên đi khám để phát hiện bệnh sớm, tránh u phát triển to. Nếu phát hiện muộn, người bệnh có nguy cơ tổn thương van tim, hở van hai lá... Những người có yếu tố gia đình như cha, mẹ từng bị u tim thì nên đi kiểm tra. Những bệnh nhân đã có ung thư ở nơi nào đó cũng nên kiểm tra cả hệ thống.
Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ tái phát, bác sĩ phải tìm cắt hết chân, cuống của u. Song nguy cơ tái phát vẫn còn, vì thế người bệnh nên tái khám để xem khối u có phát triển không.
 
Theo Phương Trang
VnExpress

Giảm đau tức ngực khi cai sữa

Việc một số chị em khi cai sữa, cứ thấy căng sữa là vắt bỏ cho kiệt là không đúng.

Hỏi: Con trai tôi được 20 tháng tuổi. Tôi đang thực hiện 'chiến dịch' cai sữa cho con nhưng cảm thấy rất bí bách, khó chịu vì 2 bên ngực căng cứng như muốn nổ tung. Tôi nên làm gì đây?
Hòa (Xuân Trường, Nam Định)
Giảm đau tức ngực khi cai sữa, Làm mẹ, dau tuc nguc khi cai sua, giam dau tuc nguc khi cai sua, dau tuc nguc, cai sua cho con, cai sua, nuoi con khoe, bao phu nuThực tế, sau khi cai sữa cho con, phần lớn chị em đều cảm thấy ngực bị căng lên. (Ảnh minh họa).
Trả lời: Việc một số chị em khi cai sữa cho con cứ thấy căng sữa là vắt bỏ cho kiệt là không đúng. Lý do là khi vắt đi như vậy cũng giống như khi trẻ còn bú nên sẽ tiếp tục kích thích các tuyến sữa tiết sữa, khó chấm dứt được sự tiết sữa tự nhiên của vú.
Ngược lại, một số người lại cố chịu đau, cứ để mặc cho ngực căng tức hy vọng sau một vài ngày con không bú nữa thì sữa sẽ tự mất. Quan niệm đó cũng không hề đúng.
Thực tế, sau khi cai sữa cho con, phần lớn chị em đều cảm thấy ngực bị căng lên. Khi đó, để giảm cảm giác đau, khó chịu chị em có thể dùng một chiếc khăn ấm nóng chườm nhẹ hai bên vú, rồi vắt bớt sữa đi tránh để sữa đông vón lại trong vú gây viêm, áp xe vú nhưng không nên vắt cạn kiệt.
Ngoài ra, nếu thấy đau quá chị em có thể đến gặp bác sĩ để được kê thuốc nội tiết cho tiêu sữa. Tuy nhiên nhất quyết phải có sự tư vấn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ.
Một điều các bà mẹ cần lưu ý khi cai sữa cho con là không nên để bé dừng bú một cách đột ngột, mà giảm dần số lần bú, thay vào đó là các bữa ăn dặm hoặc sữa ngoài. Như thế bé sẽ không quấy khóc quá nhiều, đồng thời cơ thể người mẹ cũng tự nhiên điều chỉnh dần lượng sữa tiết ra giảm bớt khi bé bú không liên tục như trước.

Tức ngực, khó thở và ngất trong giây lát

Bạn gái em 20 tuổi, cứ lâu lâu lại tức ngực khó thở và ngất đi trong giây lát. Hiện tượng này lúc trước không có, chỉ xuất hiện khoảng hai năm nay. Xin cho em hỏi tim bạn em có bị gì không và biện pháp điều trị, phòng tránh bệnh nặng thêm. (Trần Kha)
Trả lời của phòng mạch online:
Ngất xỉu (tiếng Anh là fainting hay Syncope) là trạng thái mất ý thức đột ngột, trong 1 thời gian ngắn. Cơ chế của ngất là do giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cho não, thường có nguyên nhân từ việc giảm lượng máu tới não.
Có nhiều nguyên nhân bệnh lý làm giảm lượng máu tới não, từ những thay đổi đột ngột về sinh lý như đứng quá lâu, gắng sức quá nhiều, tăng thông khí (thở quá nhanh)... cho đến những bệnh lý thực thể như thiếu máu, mất máu, mất nước, rối loạn nhịp tim, suy tim, hẹp van tim, bệnh mạch máu... và mỗi loại bệnh lý này đều có những triệu chứng và dấu hiệu đặc thù cần phải qua hỏi bệnh, thăm khám và là xét nghiệm cụ thể mới biết được.
Vì em không nói rõ hoàn cảnh xảy ra đau ngực và ngất, các triệu chứng khác kèm theo... nên tôi không thể kết luận gì được. Tôi chỉ xin nêu ra sơ lược vài bệnh cảnh có thể gây ngất trên người trẻ tuổi:
- Ngất khi gắng sức: những trường hợp bất thường về nhịp tim hay suy chức năng tim, hẹp van tim lúc nghỉ ngơi thì khoẻ mạnh bình thường, nhưng trong khi gắng sức hay ngay sau gắng sức (như chơi thể thao) thì tim không đủ khả năng bơm đủ máu lên não, dẫn đến mệt và ngất.
- Mệt và ngất do thiếu máu kéo dài, do mất nước (tiêu chảy, nôn ói), chảy máu...
- Ngất khi co thắt ruột, khi đau hay sợ hãi: nguyên nhân do kích thích quá mức thần kinh phế vị làm tim đập chậm, dẫn đến giảm máu lên não.
- Mệt và ngất do nhịn đói: làm hạ đường trong máu dẫn đến thiếu đường để nuôi não.
- Ngất do tình trạng thở nhanh và sâu (tăng thông khí): khi thở nhanh và sâu (có thể gặp trong trạng thái lo âu), lượng khí carbonic trong máu bị giảm sẽ gây co thắt mạch máu não dẫn đến chóng mặt, ngất. Đặc biệt trường hợp này bệnh nhân hay bị đau ngực và tê tay chân trước ngất.
Nếu lướt qua các nguyên nhân trên, có thể bạn gái em bị ngất do tình trạng lo âu, tăng thông khí. Tuy nhiên em cần đưa bạn đến khám chuyên khoa tim mạch để loại trừ các nguyên nhân do tim hay mạch máu.
Thân mến.
BS VŨ NGỌC HUY - Khoa Tim mạch can thiệp BV CHỢ RẪY

Chớ coi thường biểu hiện tức ngực, khó thở


Thỉnh thoảng có những cơn nặng ngực, hụt hơi, bà Duyên, 45 tuổi, ở Hà Nam, cứ nghĩ do làm việc quá sức. Gần đây, bà thấy khó thở, ngất khi thay đổi tư thế, bác sĩ phát hiện một khối u nhày trong tim.

Hai tháng trước, bà Duyên ngất, sau đó lại mệt, khó thở. Bác sĩ gần nhà cho rằng bà bị suy nhược cơ thể, chỉ cần bồi bổ sẽ khỏi. Thế nhưng, càng về sau những biểu hiện này càng nặng, thậm chí một vài lần bà ngất lịm đi khi nằm xuống.
"Không gắng gượng được nữa tôi mới đến bệnh viện. Lúc bác sĩ bảo tôi bị u ở tim, tôi còn không tin, nhưng dù sao vẫn còn may đó là khối u lành tính, không phải ung thư", bà Duyên thở phào nói.
Thạc sĩ Ngô Chí Hiếu, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, bà Duyên có một khối u lớn trong tim, kích thước khoảng 5 cm. Bệnh nhân bị ngất khi thay đổi tư thế nằm là do u di chuyển, chèn vào van 2 lá.
Bệnh viện từng phẫu thuật cho một bệnh nhân nữ, 54 tuổi, ở Nam Định, có khối u to như quả cam (hơn 7 cm), chiếm toàn buồng nhĩ trái. Bệnh nhân được chuyển đến viện trong tình trạng cấp cứu, sốt cao, khó thở, ho, phù toàn thân và ngất khi thay đổi tư thế...
Theo thạc sĩ Hiếu, u ở tim có hai dạng: nguyên phát, khối u tại tim; và thứ phát - u di căn từ chỗ khác đến do ung thư dạ dày, phổi, vú, trung thất... theo đường máu, bạch huyết. Khối u có thể xuất hiện ở cơ tim, lớp màng lót bên trong tim hoặc ở lớp màng bao bọc ngoài tim, hay gặp nhất là u nhày.
Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nữ bị nhiều hơn nam. 70% khối u là lành tính, bệnh do u chiếm thể tích trong tim gây nên. Còn lại là u ác tính, phần lớn xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên dù là u lành tính vẫn gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh vì nguy cơ khối u di chuyển, dễ gây cản trở dòng máu chảy trong tim, hình thành cục máu đông làm bệnh nhân ngất đột ngột hoặc đột quỵ. Ở những bệnh nhân có khối u lớn, cuống bị đứt bắn đi gây tắc mạch rất nguy hiểm.
"Bệnh nguy hiểm ở chỗ diễn biến âm thầm, triệu chứng ban đầu chỉ là các cơn tức ngực nên người bệnh dễ bỏ qua. Ngay cả khi bệnh phát triển ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh thấy khó thở, ngất... vẫn có trường hợp bị chẩn đoán nhầm với động kinh, hở van hai lá hoặc các bệnh lý của phổi", bác sĩ Hiếu nói.
Các bác sĩ cảnh báo, u ở tim không có biện pháp dự phòng. Khi bị bệnh, người bệnh thường thấy đau ngực, đánh trống ngực, sốt, sút cân, khó thở, mệt mỏi… Một số trường hợp không có triệu chứng và chỉ được xác định khi tiến hành điện tâm đồ, hoặc tình cờ phát hiện do khám sức khỏe định kỳ.
Vì vậy, khi gặp các triệu chứng trên, đặc biệt là hiện tượng ngất khi thay đổi tư thế, nên đi khám để phát hiện bệnh sớm, tránh u phát triển to. Nếu phát hiện muộn, người bệnh có nguy cơ tổn thương van tim, hở van hai lá... Những người có yếu tố gia đình như cha, mẹ từng bị u tim thì nên đi kiểm tra. Những bệnh nhân đã có ung thư ở nơi nào đó cũng nên kiểm tra cả hệ thống.
Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ tái phát, bác sĩ phải tìm cắt hết chân, cuống của u. Song nguy cơ tái phát vẫn còn, vì thế người bệnh nên tái khám để xem khối u có phát triển không.
Phương Trang